Việt Nam với LMS

Chủ trương của nhà nước về ứng dụng ICT vào giáo dục và đào tạo trong nhà trường và các tổ chức đã được áp dụng từ những năm 2008. Trải qua 8 năm với nhiều cột mốc phát triển từ giai đoạn khởi đầu manh nha và mò mẫm, giai đoạn bắt đầu triển khai thí điểm tại một số đơn vị, thời điểm hiện nay chính là lúc nhân rộng mô hình hệ thống quản trị học tập LMS.

Cùng điểm qua các mốc phát triển trong tiến trình triển khai hệ thống LMS tại Việt Nam.

2007 – 2008: Giai đoạn khởi đầu trong ngành giáo dục.

Việc sử dụng các LMS hiện là một xu thế trên con đường ứng dụng ICT vào giáo dục, nhất là với sự khuyến khích của Bộ GD&ĐT trong năm học 2008-2009 về việc đẩy mạnh E-learning trong nhà trường.

Tại Việt Nam, Bộ GD&ĐT tập trung vào hệ thống Moodle với các nỗ lực Việt hóa, tuyên truyền và tập huấn cho các trường ĐH-CĐ.

Phần lớn các LMS là các gói phần mềm thương mại như: Blackboard, WebCT, Desire2Learn, ANGEL, và eCollege nhưng cũng có nhiều LMS được phát triển với nền tảng mở và miễn phí (FOSS – free and open-source). Sakai, Moodle, Dokeos, Claroline là các LMS mã nguồn mở khá phổ biến.

Một số đơn vị đã bắt tay làm một số website E-learning dạy học sinh phổ thông như dự án: truongtructuyen.vn, hocmai.vn.

2010-2015 – Ứng dụng LMS tại các tập đoàn.

Giai đoạn này, một số tập đoàn bắt tay tự xây dựng hệ thống LMS, tiêu biểu như FPT, VNPT, Viettel… để đào tạo nội bộ cho các công ty thành viên. Việc xây dựng một hệ thống LMS đòi hỏi nhiều chi phí về nguồn lực, thời gian, công nghệ,… nên các công ty chưa đầu tư nhiều trong lĩnh vực đào tạo nội bộ khó có thể sở hữu được một hệ thống như vậy trong giai đoạn này.

Khá nhiều công ty chuyên về E-learning  đã được thành lập, một số công ty nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống LMS, một số công ty phân phối các sản phẩm từ nước ngoài như BlackBoard, TalentLms,..

Thời kỳ này bùng nổ các trang web E-learning dành cho phân khúc giáo dục phổ thông như Zuni.vn, tuyensinh247, Moon.vn,… Tuy nhiên các dự án gần như không quá thành công, việc thu hút số lượng user cũng như duy trì hệ thống luôn là một bài toán khó.

Một số đơn vị đi tiên phong trong việc xây dựng khóa học trực tuyến dành cho người lớn: Topica Ed Tech group với dự án nền tảng học tiếng Anh trực tuyến cho người đi làm (topica.edu.vn), dự án kyna.vn,…

2016: Bùng nổ E-learning và hệ thống LMS

Năm 2016, Hiệp hội phần mềm Việt Nam VINASA kết hợp với Bộ CNTT Truyền thông thực hiện chính sách thúc đẩy ICT trong đào tạo tại các cơ quan nhà nước. Chính vì thế, cuộc chơi về hệ thống LMS đã dường như bước sang một mặt trận khác. Không chỉ có các trường học, mà mọi cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ đầu tư vào đào tạo nội bộ sử dụng các ứng dụng CNTT. Nhu cầu về hệ thống quản trị học tập đang ngày càng tăng cao.

Hình thức sở hữu hệ thống LMS được mở rộng, một tổ chức không cần phải mua lại một hệ thống LMS từ một đơn vị cung cấp hoặc tự xây dựng hệ thống LMS, mà có thể thuê lại từ một số công ty phát triển chuyên sâu về E-learning.

Hình thức thuê dịch vụ và hạ tầng LMS giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ quan nhà nước, trường học dễ dàng tiếp cận với E-learning hơn. Linh hoạt và tối ưu nguồn lực trong đào tạo là điều mọi tổ chức đều hướng đến.

Trước đây đã có một số đơn vị đã triển khai hệ thống LMS tùy biến trên một số phần mềm nước ngoài như Moodle, Dokeos,… tuy nhiên không thành công.

Thời gian gần đây, một số đơn vị bắt đầu xây dựng hệ thống LMS chuyên sâu cho từng cơ quan, tổ chức, trường học tại Việt Nam và cung cấp theo hình thức thuê dịch vụ. Một số cái tên nổi lên là Go1, Nettop, Vi.CLS,…

Bắt đầu khóa học của bạn chỉ trong 30 giây

.vicls.com